Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Rượu Táo Mèo Sa Pa

Bạn đã từng lên các vùng cao tây bắc đặc biệt là đi du lịch đến Sa Pa Lào Cai, Chắc hẳn không còn xa lạ với quả táo mèo. Lào Cai là một vùng đất nổi tiếng với nhiều loại rượu ngon, đặc trưng của núi rừng như: Đặc sản rượu San Lùng (Bát Xát), rượu ngô (Bắc Hà),… và gần đây du khách còn được biết đến Rượu Táo Mèo SaPa. Đây là một loại rượi được ngâm từ táo rừng, rượu có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm ngon. Táo Mèo hay còn được gọi là quả sơn trà là một vị thuốc quý có tác dụng chữa một số bệnh như hạ huyết áp, hạ mỡ máu, giãn động mạch vành. Ngoài ra còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh cân bằng sinh lý…
rượu táo mèo Sa Pa
Táo Mèo Sa Pa Lào Cai
Ở Sa Pa, cây táo mèo mọc hoang trên các dãy núi Hoàng Liên Sơn. Táo mèo tự lớn lên trong rừng và đơm hoa kết trái, đây là một món quà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào H’Mông cư trú trên các dãy núi Hoàng Liên Sơn. Sở dĩ Sơn trà có thêm cái tên táo mèo vì những nơi có thứ quả này là nơi người H’Mông sinh sống. ngoài ra nó được dân gian gọi với cái tên khác bình dị đó là “quả chua chát” hay “quả tình yêu” vì nó vừa có đầy đủ tất cả các vị đặc trưng vừa chua, vừa ngọt, vừa chát.

Táo mèo ra hoa trắng vào cuối mùa xuân (tháng 3-4) và có quả vào mùa thu. Du khách có thể mua táo mèo vào các tháng 8, 9, 10, tại chợ Sa Pa-Lào Cai. Ngoài ra, táo mèo còn được ngâm trong các bình thuỷ tinh. Trước khi ngâm người ta phải gọt vỏ, bỏ qua vào nước cho đỡ chát rồi phơi cho khô ráo nước. Thường thì quả táo phải được bổ đôi để loại bỏ những con sâu kiến.
rượu táo mèo sa pa
rượu Táo Mèo Sa Pa
Rượu Táo Mèo SaPa là loại rượu dân dã nhưng độc đáo. Quả táo mèo đã được hấp thụ khí đất trời thấm đẫm gió ngàn, được kết tinh từ hương của núi rừng vùng cao nên nó có đủ vị chua ngọt và chát đắng. Quả táo mèo được ngâm ủ rất kỹ với rượu rồi chắt ra ta có được rượu táo mèo. Uống rượu táo mèo vừa thơm lại có vị ngọt đậm đà.

Đến với SaPa, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh đẹp của thiên nhiên, sức hấp dẫn từ những món ăn đặc sản của vùng đất sương mù, mà còn được chếnh choáng say trong men rượu thơm nồng của táo mèo.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Phố cổ Đồng Văn- Du lịch Hà Giang


Khám phá nét độc đáo và cổ kính của khu Phố cổ Đồng Văn-Du Lịch Hà Giang, tuy còn hoang sơ và có chút hoang tàn suống cấp nhưng đó là những giá trị văn hóa và những di sản mà lớp các thế hệ trước đã để lại cho đời sau có nhiệm vụ bảo tồn và gìn giữ.

Những hình ảnh chi tiết











Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Du lịch Mộc Châu - Du Lịch Hà Giang



Video chia sẻ những hình ảnh núi non hùng vĩ về Mộc Châu Sơn La, Hà Giang và các tỉnh miền núi phía bắc nói chung từ những trải nghiệm. Đặc biệt là những cuộc hành trình du lịch Mộc Châu Sơn La & Du lịch Hà Giang, Thưởng thức những món ăn đặc trưng mang hương vị riêng của từng vùng miền đồng thời cũng là hương vị riêng đặc trưng cho các tỉnh miền núi phía bắc tổ quốc.

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Quy trình làm ra Cốm làng Vòng Hà Nội

Hãy cùng blog tìm hiểu một chút về quy trình làm ra Cốm làng Vòng Hà Nội này nhé!

Quy trình làm Cốm tại làng Vòng bắt đầu từ việc chọn loại lúa thơm, để có một gói cốm hoàn chỉnh và đem đến cho người ăn là cả một bí quyết gia truyền mà người làng Vòng chỉ lưu truyền cho con cháu trong gia đình.

Nguyên liệu là lúa nếp non. Có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm như lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa, nhưng lúa nếp cái hoa vàng cho ra thành phẩm thơm ngon đặc biệt nhất.
cốm làng vòng hà nội
cốm làng vòng hà nội
Khâu chọn chọn lúa
cốm làng vòng hà nội
 Khâu tuốt lúa

Sau khi chọn được những hạt mẩy nhất, tốt nhất. Quá trình làm cũng rất thủ công, thóc được đãi sạch và cho vào chảo rang và phải rất cẩn thận, đều tay, đều lửa. Sau khi đã rang thóc xong, người làm cốm chờ cho thóc nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã, mỗi mẻ khoảng vài kilogam.
cốm làng vòng hà nội 
Quy trình rang thóc
Thóc được giã đều và vừa tay khoảng đôi mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra sảy bỏ trấu rồi lại giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 7 lần giã là hoàn tất. Tại Làng Vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5 thì phân loại thành 3 loại: cốm rót, cốm non và cốm già, sau đó mới giã riêng từng loại trong hai lần cuối.
Quy trình giã cốm
Trước đây, tất cả quy trình đều được làm thủ công, nhưng hiện nay người làng Vòng đã có những máy móc hỗ trợ trong quá trình ra cốm. Nhưng người làng Vòng vẫn có những bí quyết riêng để hạt cốm đến tai người ăn có vị ngon đặc biệt mà không cốm nơi nào có được.
Quy trình Rang cốm
Nếu bạn là người phương xa có cơ hội ghé thăm thủ đô Hà Nội Nên thưởng thức những đặc sản Hà Nội như Phở, bún ốc, bún chả, bánh cuốn, và đặc biệt là Cốm ở làng Vòng Hà Nội vào mùa thu.
Sản phẩm cuối cùng
Sản phẩm cuối cùng

Cốm Làng Vòng

Nếu bạn đến Hà Nội vào mùa thu, đi ngắm phố phường cổ kính và đi dưới những hàng cây cổ thụ, thưởng thức những món ngon như Bún ốc, Bún Chả, Bánh Cuốn, Phở… Tuy nhiên món Cốm ở làng Vòng là món mà bạn không nên bỏ qua.

Cốm làng Vòng Hà Nội – Một món ăn tao nhã của người dân thủ đô

Mùa thu về khoác lên thành phố một tấm áo mới,  đánh thức hoa sữa tỏa hương trên phố, nâng bước chân các bà, chị  trên lưng là những gánh hàng cốm xanh mướt của làng Vòng đi bán khắp các phố phường Hà Nội. Người Hà Nội coi Cốm làng Vòng là một thứ quà ăn chơi tao nhã. Mỗi một gói cốm mở ra đều lan tỏa một hương vị rất đặc biệt mà chỉ mùa thu mới có. Hãy khám phá xem người Làng Vòng làm Cốm như thế nào mà lại ngon đến vậy.
Cốm Làng Vòng
Ẩm thực Hà Nội

Ở Việt Nam cốm được làm ở rất nhiều nơi. Nhưng có lẽ không có cốm nơi nào ngon bằng Cốm Làng Vòng Hà Nội. Quy trình làm Cốm của người Làng Vòng rất công phu, tỉ mỉ và nhiều công đoạn. Cũng có nhiều người hiện nay đã không còn gắn bó với nghề này nữa, duy chỉ còn lại một số ít hộ gia đinh hiện nay đang cố gìn giữ nghề truyền thống của cha ông mình đã chuyền lại.
cốm làng vòng
Ẩm thực Hà Nội

Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này vậy thì hãy đến thăm Làng Vòng tại Hà Nội vào mùa thu, bạn sẽ được ngắm vẻ đẹp của thu đô trong mua thu và thưởng thước nhiều món ngon trong đó có Cốm Làng Vòng của đất Hà Thành trên từng nẻo đường ngõ phố.